Bắp cải tím là một loại bắp cải có lá màu tím sẫm. Khi nấu bắp cải sẽ chuyển sang màu xanh lam, nếu muốn giữ được màu của bắp cải thì bạn nên cho giấm hoặc trái cây có tính axit như chanh.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
- Bắp cải tím có hàm lượng calo thấp nhưng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin A, C, K và B6. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất khác.
- Giàu vitamin C, vitamin K1 giúp chắc khỏe xương, carotenoid và flavonoid giúp ngăn ngừa lão hóa
- Giàu sulforaphane có lợi cho sức khỏe tim mạch và chống ung thư
- Chứa hơn 36 loại anthocyanins giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Bắp cải tím hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng, tốt cho đường ruột
CÁC MÓN NGON TỪ BẮP CẢI TÍM
- Các món gỏi trộn với bắp cải tím (gỏi tôm khô, nộm gà, gỏi cuốn ngủ sắc, bắp cải tím trộn dầu gấm…)
- Các món xào với bắp cải tím (xào chung với măng tây, đậu hủ, thịt heo, ức gà, tỏi…)
- Các món canh hoặc luộc chấm mắm
CÁCH BẢO QUẢN
Cắt bỏ những chiếc lá dập bên ngoài rồi dùng bọc thực phẩm quấn quanh bắp cải cho thật sát và khít nhau rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
Với miếng bắp cải đã cắt và sử dụng một phần, bạn chỉ nên để trong 1 - 2 ngày.
LƯU Ý
- Không nên kết hợp bắp cải với dưa chuột, gan động vật, táo và măng cụt vì các thực phẩm này nấu chung có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất của cơ thể
- Không nấu ở nhiệt lửa quá lâu vì có thể làm phân hủy hết các chất dinh dưỡng có trong bắp cải và khiến bắp cải mất đi vị ngọt tự nhiên.
- Không ăn bắp cải đã nấu để qua đêm, lượng lớn Nitrat sản sinh nếu tích tụ thời gian dài có thể gây ung thư.
- Cũng như các loại thực phẩm khác, chỉ nên ăn bắp cải với một lượng vừa phải tùy vào cơ địa của mỗi người.