Cải cúc còn có tên gọi được sử dụng nhiều nhất là rau tần ô, là loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m, một số cây có thể cao đến 1m. Lá cải có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim và mọc so le nhau.
.jpg)
Những bộ phận của cây cải cúc có thể sử dụng được gồm lá và cả thân non.
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát và hoàn toàn là lành tính sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời với sức khoẻ
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
- Giàu vitamin, axitamin, carotenoid giúp ổn định cảm xúc, làm dịu các dây thần kinh
- Alpha - pinen và Benzaldehyde hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Cải cúc có chứa những chất kiềm mật, chất diệp lục có tác dụng tốt cho các bệnh huyết áp, giảm cholesterol trong máu
- Lượng vitamin A dồi dào, có tác dụng chống nhiễm trùng cho hệ hô hấp, tăng cường chức năng của phổi, tiêu đờm, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn
- Nguồn chất xơ dồi dào làm thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón
- Cải cúc là loại rau dinh dưỡng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Cải cúc nấu canh thịt, canh tôm, các món xào, hoặc dùng để nhúng lẩu ăn cũng rất ngon đấy nhé,...
CÁC MÓN ĂN TỪ CẢI CÚC
Cải cúc tươi có thể được sử dụng cho bánh mì sandwich và salad hoặc cải cúc tươi nấu canh, xào tỏi hay dùng trong các món lẩu

CÁCH BẢO QUẢN
- Loại bỏ phần hư hỏng, không rửa để rau khô ráo
- Sử dụng túi, hộp nhựa chuyên dụng để đựng rau, nếu muốn có thể lót thêm 1 lớp giấy để hút ẩm
LƯU Ý
- Cải cúc có tính mát nên người bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và lạnh bụng cần tránh.
- Cải cúc được các chuyên gia khuyến cáo nên ăn chín, vì cái cúc thường dễ nhiễm trứng giun nên cần nấu chín trước khi ăn, nếu ăn sống cần rửa kĩ để loại bỏ giun và trứng giun.